Cùng với nhiều môn thể thao khác trên thế giới, F1 đang phải gồng mình chống lại những tác động của đại dịch COVID-19.
Rất nhiều đội đua có những hành động ý nghĩa giúp đỡ các nhân viên của mình, cũng như cả cộng đồng, để có thể sớm đẩy lùi được dịch bệnh. Cùng với đó, FIA cũng đang nỗ lực hết sức để giảm thiểu tổn thất cho các đội đua trong thời điểm không có sự kiện nào được diễn ra này.
* F1 có thể để trì hoãn giới thiệu quy chuẩn kỹ thuật mới sang 2023
Vừa qua, FIA và F1 đã buộc phải trì hoãn kế hoạch trình làng quy chuẩn mới năm 2021 sang 2022 vì tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Hiện tại đã có tới 9 chặng đua, tức là hơn 1/3 số chặng trong năm 2020 đã bị hoãn/hủy, nên nguồn doanh thu kỳ vọng của giải đấu đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Bởi vậy quyết định đẩy lùi quy chuẩn mới là điều hợp lý nhằm tránh được những khoản chi tiêu lớn trong thời gian khó khăn này.
Tuy nhiên theo những thông tin mới nhất, quy chuẩn này còn có khả năng lùi thêm tới 2023 khi trưởng đội đua Red Bull Christian Horner cho biết, đã có những thỏa thuận hợp lý được thống nhất trong số các đội đua F1 hiện tại.
Ông nói rằng các đội đang bàn luận về khả năng này bởi sẽ thật ‘vô trách nhiệm’ nếu để gánh nặng phát triển xe vào năm 2021, khi quy định tài chính mới được đưa vào áp dụng. Vì vậy họ đang xúc tiến FIA chuyển những chi phí đó vào năm 2022 để chuẩn bị cho sự ra mắt vào năm 2023.
Điều quan trọng nhất vào lúc này là việc giữ ổn định mọi thứ, mà không đảo lộn quá nhiều. Những cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra trong không khí tích cực về kế hoạch chi phí mới, nhưng tất cả đều đang phục vụ mục đích chính ở thời điểm này, đó là giảm chi phí và các áp lực kinh tế trong mùa dịch.
Cũng chính vì vậy, các đội cũng mong muốn sẽ kéo dài thời gian đóng cửa nhà máy bởi thời điểm dự kiến mùa giải trở lại vẫn còn tương đối xa. Điều này sẽ giúp họ giải quyết được một số vấn đề kinh tế trước mắt.
Các đội đua hiện tại được thực hiện việc đóng cửa nhà máy 21 ngày, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 4, cũng như yêu cầu nhân viên nghỉ phép trong tình hình phức tạp hiện tại.
* Carlos Sainz và Lando Norris tự nguyện cắt lương tại McLaren
Đội đua giàu truyền thống từ Anh là đội đầu tiên buộc phải cho nhân viên nghỉ phép do tình hình đại dịch, và tất nhiên lương thưởng của tất cả thành viên đội đua đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong đó hai tay lái chính là Carlos Sainz và Lando Norris tình nguyện chấp nhận cắt giảm lương.
Các nhân viên được yêu cầu nghỉ phép sẽ không quay lại làm việc trong khoảng thời gian 3 tháng tới. Trong một động thái chưa từng có trong lịch sử, chính phủ Anh sẽ chi trả 80% lương của các nhân viên được các công ty giữ lại trong thời điểm này, hỗ trợ nhiều nhất lên tới 2500 bảng Anh mỗi người.
Thông báo chính thức của đội đua nói: “McLaren Group đang tạm thời cho nghỉ phép một số lượng nhân viên của mình trong nỗ lực lớn cắt giảm chi phí do tác động của dịch Covid-19 gây ra. Các biện pháp này tập trung vào việc bảo vệ công việc hiện tại trong ngắn hạn để đảm bảo các nhân viên sẽ trở lại làm việc toàn thời gian khi nền kinh tế phục hồi.”
* Các đội đua F1 có đại bản doanh tại Anh chung tay với “chiến dịch Pitlane” hỗ trợ y tế
Xem thêm: tip bong da
7 đội đua đã cùng với chính phủ Anh, đã tận dụng công nghệ hiện đại của mình trong việc sản xuất ra những dụng cụ y tế cần thiết trong quá trình điều trị các bệnh nhân của đại dịch này.
Với “Chiến dịch Pitlane”, các đội sẽ sản xuất và vận chuyển máy thở tới các cơ sở y tế trên toàn quốc. Trên tinh thần của F1, họ sẽ phân chia nguồn lực cũng như khả năng của từng thành viên trong việc đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Tất cả đều tập trung hướng đến những giá trị cốt lõi của F1 như thiết kế nhanh chóng, chế tạo mẫu phẩm, thử nghiệm và lắp ráp tinh xảo.
Những kỹ năng độc nhất trong việc phản ứng nhanh chóng về thách thức kỹ thuật và công nghệ giúp cho họ mang lại giá trị to lớn cho ngành kỹ thuật nói chung và cộng đồng trong việc chống lại đại dịch. Mục tiêu của chiến dịch là có thể phản ứng nhanh về công nghệ trước những thử thách đặt ra ở thời điểm này.
Nhà vô địch Mercedes cũng là một phần của 'chiến dịch Pitlane' này, đã góp công lớn trong việc chế tạo ra máy thở.
Với nỗ lực của các kỹ sư tại trung tâm phát triển hệ thống truyền động hiệu suất cao của Mercedes (Mercedes HPP), phối hợp cùng với kỹ sư của Đại học London và nhân viên y tế tại bệnh viện đại học London, đã tạo ra thành phẩm được công nhận bởi trung tâm dịch vụ y tế quốc gia của Anh Quốc và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian tới.
Thiết bị trợ thở có tên CPAP sẽ giúp các bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị viêm nhiễm phổi nghiêm trọng sẽ không phải sử dụng máy thở với những ống cắm xuyên qua da và miệng.
Dù vậy ở thời điểm hiện tại, các bệnh viện ở Anh không có đủ thiết bị CPAP để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân ngày một gia tăng. Các bên đang nỗ lực để có thể sản xuất với số lượng lớn thiết bị này.
Theo đại học London, các bên chỉ mất chưa đến 100 giờ từ cuộc họp bàn đầu tiên tới việc sản xuất thiết bị đầu tiên. Sau đó các cuộc thử nghiệm thực tế đã được bắt đầu tại đây và sẽ sớm được nhân rộng trong thời gian tới.
Ông Andy Cowell, Giám đốc quản lý của Mercedes HPP cho biết ông rất tự hào khi có thể đóng góp nguồn lực của mình nhằm mang lại những thiết bị CPAP ở tiêu chuẩn cao nhất và trong khoảng thời gian nhanh nhất.
Giáo sư Tim Baker của Khoa Kỹ sư cơ khí tại Đại học London rất vui mừng với sự hợp tác này giữa 2 bên. "Với nhu cầu cấp thiết như hiện tại, chúng tôi rất biết ơn khi có thể giảm quá trình mà có thể mất tới vài năm xuống chỉ còn vài ngày. Từ một kế hoạch tóm tắt, chúng tôi đã làm việc hàng giờ, tháo lắp và phân tích các thiết bị. Với giả lập máy tính, chúng tôi có thể cải thiện thiết bị và tạo ra một phiên bản phù hợp để sản xuất hàng loạt..." Baker nói.
Đây chính là kết quả khi các trường đại học, bệnh viện và ngành công nghiệp phối hợp với nhau cho mục tiêu quốc gia chung. Mercedes cùng Red Bull, Racing Point, Haas, McLaren, Renault và Williams sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Anh trong thời gian tới. 'Chiến dịch Pitlane' được kỳ vọng sẽ giúp các cơ sơ y tế có đủ trang thiết bị sử dụng để chống lại dịch bệnh COVID-19.