News 388: Phá hàng loạt kỷ lục, vì sao Djokovic không được yêu mến như Nadal, Federer?

GO TO ADMIN PANEL > ADD-ONS AND INSTALL VERTIFORO SIDEBAR TO SEE FORUMS AND SIDEBAR
image image

tiensinh95

ĐÃ ĐĂNG KÝ
ĐÃ ĐĂNG KÝ
Tham gia
21/6/19
Bài viết
571
Điểm thành tích
16
Đến từ
ho chi minh
Chức vô địch Australian Open giúp Djokovic củng cố vị trí số 1, và so với Nadal hay Federer, anh có chỗ đứng và vị thế của riêng mình trong dòng chảy lịch sử.
Mùa giải Australian Open 2021 đã kết thúc với kịch bản không bất ngờ, khi Novak Djokovic dễ dàng đánh bại Daniil Medvedev để nâng cao danh hiệu vô địch thứ 9 tại sân Rod Laver Arena. Djokovic vẫn là "vua Melbourne" khi thắng 100% các trận chung kết, thể hiện sự thống trị tuyệt đối tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm.

Phép so sánh giữa Djokovic và hai huyền thoại cùng thời là Roger Federer và Rafael Nadal lập tức được đưa ra. Djokovic, trên nhiều chỉ số thành tích, đã vượt qua tầm vóc của hai người đàn anh.

Kỷ lục của Djokovic

Khi Djokovic, lúc ấy đang là tài năng trẻ triển vọng của quần vợt thế giới, quật ngã Jo-Wilfried Tsonga để vô địch Australian Open 2008, anh mới có Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp. Cùng thời điểm, Federer đã có 12 chức vô địch Grand Slam.

Sau 13 năm, Federer giành thêm 8 danh hiệu Grand Slam, còn con số của Djokovic là 17. Thêm 2 danh hiệu nữa, tay vợt có biệt danh "Djoker" sẽ cân bằng kỷ lục về số lần vô địch Grand Slam, hiện được nắm giữ đồng thời bởi cả Nadal và Federer với 20 danh hiệu.

Tuy nhiên, không cần có thêm Grand Slam, Djokovic đã vượt qua hai người đàn anh ở nhiều kỷ lục. Tay vợt người Serbia đã có 36 danh hiệu ATP Master 1000, nhiều nhất trong lịch sử (hơn Nadal 1 danh hiệu, Federer 8 danh hiệu).

Djokovic cũng là tay vợt đầu tiên (và duy nhất trong lịch sử đến thời điểm này) giành trọn bộ 9 giải ATP Master 1000. Thậm chí, Djokovic còn vô địch mỗi giải đấu ít nhất 2 lần. Anh sở hữu cả 9 ATP Master 1000 và vô địch đủ 4 Grand Slam, thành tích chưa tay vợt nào, kể cả Nadal và Federer, có được.

Djokovic cũng là tay vợt đầu tiên vô địch liên tiếp 4 Grand Slam, khi đăng quang ở Wimbledon 2015, US Open 2015, Australian Open 2016 và Roland Garros 2016.

Danh hiệu tại Melbourne tối qua (21/2) cũng là lần thứ 9 Djokovic vô địch cùng một giải Grand Slam, vượt qua thống kê của Federer (8 lần vô địch Wimbledon) và chỉ kém Nadal (13 lần vô địch Roland Garros). Cùng với Nadal, Djokovic đạt tỷ lệ thắng ở bán kết và chung kết là 100% ở một giải Grand Slam.

Trên phương diện thành tích ở Grand Slam sân cứng, Djokovic đã vượt qua những huyền thoại như Peter Sampras hay Federer để độc chiếm ngôi đầu với 12 lần vô địch (17 lần vào chung kế). Gần như chắc chắn, tay vợt người Serbia sẽ phá kỷ lục về số tuần ngự trị trên ngôi số 1 thế giới của Federer vào tháng 3 tới đây.

Xem thêm: tip bong da free

Khi mùa giải đất nện của Nadal phải đến mùa hè mới khởi tranh, Federer vẫn đang dưỡng thương còn Dominic Thiem, Alexander Zverev hay Medvedev thiếu ổn định, đỉnh cao của Djokovic khó lung lay trong tương lai gần.

Vĩ đại theo cách riêng

Thành tích ấn tượng trải dài trên mọi mặt sân, cùng chỉ số đối đầu nhỉnh hơn Nadal và Federer cho thấy Djokovic là một trong những tay vợt toàn diện nhất lịch sử. Sau trận thua Djokovic ở giải Qatar Open 2016, Nadal phải thừa nhận: Djokovic chơi thứ quần vợt hoàn hảo và đạt đẳng cấp cao chưa từng có.

Nhưng bỏ qua những yếu tố nói trên, Djokovic không bao giờ có được sự mến mộ như Nadal và Federer nhận được. Ở trận chung kết Wimbledon 2019, Djokovic từng chiến đấu với Federer như thể trên sân khách khi đa số khán giả ủng hộ "tàu tốc hành". Ở Roland Garros, khán giả ủng hộ Nadal hoặc các tay vợt người Pháp, không phải Djokovic.

Tại Australian Open, giải đấu Djokovic được yêu mến hơn cả, anh cũng phải nhận nhiều tiếng huýt sáo, la ó trong những ngày qua.

Có nhiều lý do khiến Djokovic bị ghét, mà chỉ cần gõ câu hỏi "Why people hates Djokovic?" vào thanh tìm kiếm của Google, độc giả sẽ nhận được hàng chục nghìn câu trả lời.

Nguồn gốc Đông Âu (Serbia), tiểu xảo trong thi đấu, thái độ chơi bóng đôi khi tiêu cực (đập vợt, tranh cãi với trọng tài), cùng lối đánh thực dụng đã tạo nên hình ảnh Djokovic đối lập với sự hào hoa, quý tộc của Federer hay tinh thần chiến binh của Nadal.

Hình ảnh Djokovic cũng méo mó đi nhiều trong năm 2020, khi anh tổ chức giải quần vợt giao hữu mang tên Adria Tour giữa tâm dịch COVID-19, khiến nhiều tay vợt, trong đó có chính anh và Grigor Dimitrov, nhiễm COVID-19. Djokovic cũng đánh bóng trúng cổ trọng tài dây trong một tình huống nóng nảy, bị xử thua ở US Open 2020.

Tay vợt người Serbia trở thành "kẻ thù" của ATP sau khi đứng lên thành lập Hiệp hội Các tay vợt chuyên nghiệp (PTPA), đề ra yêu sách đòi hỏi cải thiện chế độ đãi ngộ cho các tay vợt và thay đổi nhiều yếu tố trong hệ thống điều hành giải. Khi bị xử thua ở US Open, Djokovic đã hỏi: "Có phải các người đang muốn hủy hoại sự nghiệp của tôi?".

Sau cùng, yếu tố khiến Djokovic bị ghét, cũng chính là bàn đạp đã đưa anh vươn lên đỉnh cao: phá vỡ thế thống trị của Nadal và Federer. Djokovic không tạo ra thế đua tranh hấp dẫn như Nadal hay Federer thiết lập trong 8 năm, mà anh vượt qua cả hai trong giai đoạn 2014-2016 để trở thành số 1 không thể tranh cãi.

Ở giai đoạn thống trị của mình, Djokovic gặt hái số danh hiệu áp đảo phần còn lại. Khi giới hâm mộ bắt đầu định hình tình yêu dành cho Nadal hoặc Federer, Djokovic nổi lên như một nhân vật phản diện.

Nhưng trên tất cả, sự thù ghét của một bộ phận khán giả giống như ngọn lửa, hun đúc bản lĩnh bằng vàng của Djokovic. Trong buổi thảo luận trước trận chung kết Australian Open, các chuyên gia của Fox Sports gọi anh là "chuyên gia tâm lý, với sự lì lợm chưa từng có trong lịch sử".

Djokovic từng đứng trước lằn ranh sinh tử, như hai lần đối diện điểm vô địch (Championship Point) của Federer ở US Open 2011 và Wimbledon 2019, nhưng anh đều vượt qua. Những chiến thắng 5 set trước Thiem hay Nadal ở chung kết US Open cũng minh chứng cho cái gọi là "quái vật tâm lý" mà truyền thông gán cho Nole.

Từ một tay vợt hài hước, thích pha trò, Djokovic rèn luyện và trở thành một "người máy" trên sân, đúng như nhận xét của Medvedev. Nếu Federer có kỹ thuật điêu luyện, Nadal kiên cường và dẻo dai, thì Djokovic là "đại thụ" trong các trận tâm lý chiến.

Ở trận chung kết tại Melbourne Park chiều qua, khi Medvedev tức tối đập vợt, nóng nảy tranh cãi với HLV, Djokovic thi đấu bình thản, nhàn nhã. Để có những phút bình thản ấy, tay vợt 34 tuổi đã vượt qua rất nhiều bão giông.

Djokovic, Federer và Nadal đều vĩ đại theo những cách khác nhau. Thay vì tranh cãi ai hơn ai, tận hưởng phút giây những tay vợt huyền thoại này còn thi đấu sẽ là lựa chọn lý trí hơn cả của giới hâm mộ quần vợt.
 
image
image
Top Bottom