Xem thêm: Hướng dẫn xem tip bóng đá và soi kèo bóng đá tại 388BET
Thủ tướng Malaysia muốn bóng đá nước nhà học theo cách làm của Việt Nam.
"Điều gì khiến bóng đá Malaysia khác Việt Nam? Câu trả lời là sự phát triển bóng đá từ cấp độ nền tảng", Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đặt vấn đề trong buổi làm việc với Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM).
Ông Yaakob tin rằng chiến lược đào tạo trẻ được đầu tư bài bản là nền tảng để đội tuyển Việt Nam thăng tiến vượt bậc trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 172 lên top 100 trên bảng xếp hạng FIFA. Trong khi đó, đội tuyển Malaysia vừa trải qua kỳ AFF Cup 2020 đầy thất vọng, dẫn đến việc HLV Tan Cheng Hoe phải từ chức sau 3 năm không có danh hiệu nào.
Thủ tướng Malaysia nói: "Mấu chốt cho sự tiến bộ của đội tuyển Việt Nam là học viện HAGL, đối tác của Arsenal, JMG và được sự hậu thuẫn của các tập đoàn trong nước".
Bên cạnh đó, ông Yaakob cũng nhấn mạnh vai trò của việc phát triển bóng đá từ cấp độ cơ sở, hay bóng đá phong trào. Ông muốn người Malaysia chơi bóng đá nhiều hơn, giống như thập niên 80, 90 của thế kỷ trước khi những trận đấu giữa các đội bóng làng rất phổ biến ở nhiều địa phương của nước này.
"Nếu chúng ta đẩy mạnh các chương trình phát triển bóng đá bằng các học viện, bắt đầu từ cấp độ quận, bang, chúng ta cũng có thể tạo ra những cầu thủ giỏi. Chúng ta có thể tạo ra các tài năng xuất chúng nếu phổ biến được bóng đá bằng những trận đấu ở cấp độ cơ sở", Thủ tướng Malaysia nêu quan điểm.
Bóng đá Malaysia cần học cách làm của Việt Nam ở cấp độ nền tảng, trong khi các cấp độ cao hơn phải hướng đến những hình mẫu hiện đại của các CLB hàng đầu thế giới. Theo Thủ tướng Yaakob, các đội bóng của Malaysia có thể bắt chước Chelsea trong việc tạo ra một hệ sinh thái bóng đá hoàn chỉnh.
"Bên cạnh việc nâng cao chất lượng kỹ thuật, các đội bóng cần tăng khả năng thương mại. Các câu lạc bộ trong nước nên bắt chước điều đó", ông Yaakob cho biết.
"Đây nên là một chương trình quốc gia với sự hợp tác của các các bộ ngành, các doanh nghiệp nhà nước cũng như khối tư nhân, những đơn vị có thể đóng góp về mặt vật chất. Ở chiều ngược lại, với nguồn nhân lực có sẵn trong FAM, bóng đá Malaysia có thể đảm bảo hoàn vốn đầu tư cho các nhà tài trợ".
Thủ tướng Malaysia muốn bóng đá nước nhà học theo cách làm của Việt Nam.
"Điều gì khiến bóng đá Malaysia khác Việt Nam? Câu trả lời là sự phát triển bóng đá từ cấp độ nền tảng", Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đặt vấn đề trong buổi làm việc với Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM).
Ông Yaakob tin rằng chiến lược đào tạo trẻ được đầu tư bài bản là nền tảng để đội tuyển Việt Nam thăng tiến vượt bậc trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 172 lên top 100 trên bảng xếp hạng FIFA. Trong khi đó, đội tuyển Malaysia vừa trải qua kỳ AFF Cup 2020 đầy thất vọng, dẫn đến việc HLV Tan Cheng Hoe phải từ chức sau 3 năm không có danh hiệu nào.
Thủ tướng Malaysia nói: "Mấu chốt cho sự tiến bộ của đội tuyển Việt Nam là học viện HAGL, đối tác của Arsenal, JMG và được sự hậu thuẫn của các tập đoàn trong nước".
Bên cạnh đó, ông Yaakob cũng nhấn mạnh vai trò của việc phát triển bóng đá từ cấp độ cơ sở, hay bóng đá phong trào. Ông muốn người Malaysia chơi bóng đá nhiều hơn, giống như thập niên 80, 90 của thế kỷ trước khi những trận đấu giữa các đội bóng làng rất phổ biến ở nhiều địa phương của nước này.
"Nếu chúng ta đẩy mạnh các chương trình phát triển bóng đá bằng các học viện, bắt đầu từ cấp độ quận, bang, chúng ta cũng có thể tạo ra những cầu thủ giỏi. Chúng ta có thể tạo ra các tài năng xuất chúng nếu phổ biến được bóng đá bằng những trận đấu ở cấp độ cơ sở", Thủ tướng Malaysia nêu quan điểm.
Bóng đá Malaysia cần học cách làm của Việt Nam ở cấp độ nền tảng, trong khi các cấp độ cao hơn phải hướng đến những hình mẫu hiện đại của các CLB hàng đầu thế giới. Theo Thủ tướng Yaakob, các đội bóng của Malaysia có thể bắt chước Chelsea trong việc tạo ra một hệ sinh thái bóng đá hoàn chỉnh.
"Bên cạnh việc nâng cao chất lượng kỹ thuật, các đội bóng cần tăng khả năng thương mại. Các câu lạc bộ trong nước nên bắt chước điều đó", ông Yaakob cho biết.
"Đây nên là một chương trình quốc gia với sự hợp tác của các các bộ ngành, các doanh nghiệp nhà nước cũng như khối tư nhân, những đơn vị có thể đóng góp về mặt vật chất. Ở chiều ngược lại, với nguồn nhân lực có sẵn trong FAM, bóng đá Malaysia có thể đảm bảo hoàn vốn đầu tư cho các nhà tài trợ".