Xem thêm: https://ieuro2020.com/keo-chap-2-1-2-trai-la-gi
Nguyễn Thị Oanh và Phạm Thị Hồng Lệ là những cô gái nhỏ nhắn, nhưng lại nắm giữ kỷ lục ở các nội dung khắc nghiệt của môn điền kinh.
Người hâm mộ điền kinh Việt Nam vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh Nguyễn Thị Oanh gục ngã ở vạch đích khi về nhất ở chung kết 3.000 m chướng ngại vật (CNV) hay Phạm Thị Hồng Lệ phải truyền nước khi hoàn thành phần thi marathon tại SEA Games 2019.
Những cô gái chỉ cao chưa đến 1,6 m đó đang là niềm hy vọng vàng của điền kinh Việt Nam tại kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á trên sân nhà vào tháng 5 tới.
Phá bỏ giới hạn
Nguyễn Thị Oanh là vận động viên điền kinh thành công nhất của đoàn Việt Nam tại SEA Games 30 khi giành 3 HCV, phá một kỷ lục Đại hội ở nội dung 3.000 m chướng ngại vật với thời gian 10 phút 0 giây 02 (10:00.02). Năm đó, Oanh xuất sắc được bình chọn là Vận động viên tiêu biểu toàn quốc.
"Tôi thích nội dung chướng ngại vật nhất. Đúng như cái tên, trong tập luyện, thi đấu và cuộc sống, mỗi chướng ngại vật đều phải cố gắng kiên trì và mạnh mẽ để vượt qua. Trong thi đấu cũng vậy, để vượt qua mỗi chướng ngại vật, tôi đều phải dùng sức mạnh lớn hơn bình thường. Khi cảm giác mình vượt qua những chướng ngại vật rồi, tuy có thể kiệt sức, mệt mỏi, đổ ngã nhưng lúc đó tôi rất hạnh phúc vì đã vượt qua được nó", Oanh chia sẻ.
Cô gái nhỏ nhắn với biệt danh "Ốc tiêu" đã khiến người hâm mộ thán phục khi thâu tóm 3 HCV dù lịch thi đấu có phần bất lợi, phải thi 2 nội dung trong cùng một ngày.
Đam mê với điền kinh từ nhỏ, nhưng có lúc Oanh tưởng chừng phải nghỉ thi đấu do mắc bệnh, bị teo cơ và sút còn 44 kg. Bác sĩ đã yêu cầu Oanh dừng tập luyện, nhưng tình yêu mãnh liệt với điền kinh thôi thúc cô xỏ giày, tiếp tục chạy. Sau những nỗ lực, Oanh đã trở lại rồi có tên trong đội tuyển quốc gia và đem vinh quang về cho tổ quốc.
"Khi biết phải dừng tập luyện, tôi rất buồn. Cảm giác như thiếu đi một hương vị gì đó trong cuộc sống. Môn này rất vất vả nhưng khi không còn tập luyện và theo đuổi nó nữa, tôi cảm thấy trống vắng rất nhiều. Thế nên chắc là từ đó, tình yêu tôi dành cho điền kinh là rất lớn", Oanh chia sẻ.
"Khi cảm thấy bản thân mệt mỏi hay chán nản, tôi luôn nhìn vào những tấm gương khó khăn hơn mình, những người phải dùng nghị lực nhiều hơn mình. Tôi thấy những vận động viên khuyết tật, họ còn không đủ sức khỏe như mình, thiếu thốn nhiều mặt, cả về hình thể hay thể lực mà họ vẫn có thể vượt qua, tập luyện, thi đấu giành thành tích cao. Từ đó, tôi nghĩ họ làm được thì mình cũng làm được. Tôi đã lựa chọn điền kinh rồi thì phải dành trọn tình yêu cho nó, sống hết mình, cháy hết mình với đam mê".
Nguyễn Thị Oanh và Phạm Thị Hồng Lệ là những cô gái nhỏ nhắn, nhưng lại nắm giữ kỷ lục ở các nội dung khắc nghiệt của môn điền kinh.
Người hâm mộ điền kinh Việt Nam vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh Nguyễn Thị Oanh gục ngã ở vạch đích khi về nhất ở chung kết 3.000 m chướng ngại vật (CNV) hay Phạm Thị Hồng Lệ phải truyền nước khi hoàn thành phần thi marathon tại SEA Games 2019.
Những cô gái chỉ cao chưa đến 1,6 m đó đang là niềm hy vọng vàng của điền kinh Việt Nam tại kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á trên sân nhà vào tháng 5 tới.
Phá bỏ giới hạn
Nguyễn Thị Oanh là vận động viên điền kinh thành công nhất của đoàn Việt Nam tại SEA Games 30 khi giành 3 HCV, phá một kỷ lục Đại hội ở nội dung 3.000 m chướng ngại vật với thời gian 10 phút 0 giây 02 (10:00.02). Năm đó, Oanh xuất sắc được bình chọn là Vận động viên tiêu biểu toàn quốc.
"Tôi thích nội dung chướng ngại vật nhất. Đúng như cái tên, trong tập luyện, thi đấu và cuộc sống, mỗi chướng ngại vật đều phải cố gắng kiên trì và mạnh mẽ để vượt qua. Trong thi đấu cũng vậy, để vượt qua mỗi chướng ngại vật, tôi đều phải dùng sức mạnh lớn hơn bình thường. Khi cảm giác mình vượt qua những chướng ngại vật rồi, tuy có thể kiệt sức, mệt mỏi, đổ ngã nhưng lúc đó tôi rất hạnh phúc vì đã vượt qua được nó", Oanh chia sẻ.
Cô gái nhỏ nhắn với biệt danh "Ốc tiêu" đã khiến người hâm mộ thán phục khi thâu tóm 3 HCV dù lịch thi đấu có phần bất lợi, phải thi 2 nội dung trong cùng một ngày.
Đam mê với điền kinh từ nhỏ, nhưng có lúc Oanh tưởng chừng phải nghỉ thi đấu do mắc bệnh, bị teo cơ và sút còn 44 kg. Bác sĩ đã yêu cầu Oanh dừng tập luyện, nhưng tình yêu mãnh liệt với điền kinh thôi thúc cô xỏ giày, tiếp tục chạy. Sau những nỗ lực, Oanh đã trở lại rồi có tên trong đội tuyển quốc gia và đem vinh quang về cho tổ quốc.
"Khi biết phải dừng tập luyện, tôi rất buồn. Cảm giác như thiếu đi một hương vị gì đó trong cuộc sống. Môn này rất vất vả nhưng khi không còn tập luyện và theo đuổi nó nữa, tôi cảm thấy trống vắng rất nhiều. Thế nên chắc là từ đó, tình yêu tôi dành cho điền kinh là rất lớn", Oanh chia sẻ.
"Khi cảm thấy bản thân mệt mỏi hay chán nản, tôi luôn nhìn vào những tấm gương khó khăn hơn mình, những người phải dùng nghị lực nhiều hơn mình. Tôi thấy những vận động viên khuyết tật, họ còn không đủ sức khỏe như mình, thiếu thốn nhiều mặt, cả về hình thể hay thể lực mà họ vẫn có thể vượt qua, tập luyện, thi đấu giành thành tích cao. Từ đó, tôi nghĩ họ làm được thì mình cũng làm được. Tôi đã lựa chọn điền kinh rồi thì phải dành trọn tình yêu cho nó, sống hết mình, cháy hết mình với đam mê".