Xem thêm: Clip ban thang
Chỉ không đầy 24 giờ sau khi tham dự buổi làm việc với Văn phòng Chính phủ về Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hôm 7-7, tập thể lãnh đạo Tổng cục TDTT cùng các vụ, đơn vị thuộc đơn vị này đã tiến hành cuộc họp triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng giảm cấp trung gian.
Trước đó, ngày 2-7, Bộ Nội vụ đã có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban Chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo đó, Bộ Nội vụ yêu cầu VH-TT-DL nghiên cứu hoàn thiện phương án cơ cấu lại bộ máy Tổng cục Du lịch và Tổng cục TDTT, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo yêu cầu.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ VH-TT-DL, Tổng cục TDTT sẽ lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ trong ngành trước khi báo cáo bộ chủ quản về phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức, dự kiến trước ngày 10-7 theo yêu cầu của Bộ Nội vụ, tức chỉ có 3 ngày cho toàn bộ kế hoạch quan trọng này.
Nhiều cựu cán bộ quản lý ngành thể thao bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng trước viễn cảnh Tổng cục TDTT bị "hạ cấp" thành đơn vị cấp cục trực thuộc Bộ VH-TT-DL bởi khi đó, công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực thể thao đối với các địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn, chưa nói đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển thể thao cũng bị ảnh hưởng không ít.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao thuộc Tổng cục TDTT - khẳng định đây là bước lùi trong công tác quản lý ngành vốn được Bác Hồ đặc biệt quan tâm không lâu sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tháng 9-1945. Người ký sắc lệnh thành lập Nha Thanh niên và Thể dục, tiền thân của Tổng cục TDTT, vào năm 1946 và trao cho đơn vị non trẻ này trọng trách quản lý, điều hành công tác TDTT vì lợi ích của nhân dân và đất nước.
"Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cơ quan quản lý ngành TDTT nhiều lần đổi tên và mô hình hoạt động, từng được nâng tầm thành một cơ quan ngang bộ với người đứng đầu giữ hàm Bộ trưởng. Đến năm 2007, Tổng cục TDTT được tái thành lập, trở thành 1 trong 2 đơn vị cấp tổng cục và 1 trong 26 đơn vị trực thuộc Bộ VH-TT-DL. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cựu cán bộ quản lý, trong đó có nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Bửu, từng kiến nghị nên tách thể thao thành một ngành độc lập vì những điều kiện đặc thù, cần vị trí riêng biệt để tạo điều kiện phát triển thay vì xếp chung với các ngành không có nhiều yếu tố liên quan" - ông Minh cho biết.
Cần nhớ, Tổng cục TDTT vừa đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổ chức thành công SEA Games 31 trên sân nhà, bên cạnh việc chỉ đạo tổ chức có hiệu quả nhiều chiến tích lẫy lừng của đội tuyển bóng đá nam và nữ cũng như nhiều đội tuyển thể thao khác trên các đấu trường quốc tế.
Với 2 nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sức khỏe toàn dân và thể thao thành tích cao, ngành thể thao với những yếu tố đặc thù cần được duy trì với hình thức phù hợp - vừa có thể tham mưu cho Chính phủ về các chiến lược phát triển TDTT vừa làm việc hiệu quả với các địa phương cũng như trong quan hệ quốc tế.
Chỉ không đầy 24 giờ sau khi tham dự buổi làm việc với Văn phòng Chính phủ về Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hôm 7-7, tập thể lãnh đạo Tổng cục TDTT cùng các vụ, đơn vị thuộc đơn vị này đã tiến hành cuộc họp triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng giảm cấp trung gian.
Trước đó, ngày 2-7, Bộ Nội vụ đã có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban Chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo đó, Bộ Nội vụ yêu cầu VH-TT-DL nghiên cứu hoàn thiện phương án cơ cấu lại bộ máy Tổng cục Du lịch và Tổng cục TDTT, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo yêu cầu.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ VH-TT-DL, Tổng cục TDTT sẽ lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ trong ngành trước khi báo cáo bộ chủ quản về phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức, dự kiến trước ngày 10-7 theo yêu cầu của Bộ Nội vụ, tức chỉ có 3 ngày cho toàn bộ kế hoạch quan trọng này.
Nhiều cựu cán bộ quản lý ngành thể thao bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng trước viễn cảnh Tổng cục TDTT bị "hạ cấp" thành đơn vị cấp cục trực thuộc Bộ VH-TT-DL bởi khi đó, công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực thể thao đối với các địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn, chưa nói đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển thể thao cũng bị ảnh hưởng không ít.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao thuộc Tổng cục TDTT - khẳng định đây là bước lùi trong công tác quản lý ngành vốn được Bác Hồ đặc biệt quan tâm không lâu sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tháng 9-1945. Người ký sắc lệnh thành lập Nha Thanh niên và Thể dục, tiền thân của Tổng cục TDTT, vào năm 1946 và trao cho đơn vị non trẻ này trọng trách quản lý, điều hành công tác TDTT vì lợi ích của nhân dân và đất nước.
"Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cơ quan quản lý ngành TDTT nhiều lần đổi tên và mô hình hoạt động, từng được nâng tầm thành một cơ quan ngang bộ với người đứng đầu giữ hàm Bộ trưởng. Đến năm 2007, Tổng cục TDTT được tái thành lập, trở thành 1 trong 2 đơn vị cấp tổng cục và 1 trong 26 đơn vị trực thuộc Bộ VH-TT-DL. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cựu cán bộ quản lý, trong đó có nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Bửu, từng kiến nghị nên tách thể thao thành một ngành độc lập vì những điều kiện đặc thù, cần vị trí riêng biệt để tạo điều kiện phát triển thay vì xếp chung với các ngành không có nhiều yếu tố liên quan" - ông Minh cho biết.
Cần nhớ, Tổng cục TDTT vừa đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổ chức thành công SEA Games 31 trên sân nhà, bên cạnh việc chỉ đạo tổ chức có hiệu quả nhiều chiến tích lẫy lừng của đội tuyển bóng đá nam và nữ cũng như nhiều đội tuyển thể thao khác trên các đấu trường quốc tế.
Với 2 nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sức khỏe toàn dân và thể thao thành tích cao, ngành thể thao với những yếu tố đặc thù cần được duy trì với hình thức phù hợp - vừa có thể tham mưu cho Chính phủ về các chiến lược phát triển TDTT vừa làm việc hiệu quả với các địa phương cũng như trong quan hệ quốc tế.