Vũ Văn Thanh đi lên từ những giải nhi đồng cấp trường, cấp xã rồi được tuyển vào lò HAGL hè 2007. Nhưng kể cả khi đã vào lò, cầu thủ này lúc nghỉ hè vẫn về quê để đá… giải làng.
Thời điểm hiện tại, Văn Thanh là một trong những cầu thủ có tiếng của bóng đá nước nhà, với những màn trình diễn tốt trong màu áo HAGL và các cấp ĐTQG. Đặc biệt, pha đá penalty thành công trong trận gặp U23 Qatar ở VCK U23 châu Á 2018 và dáng đứng ăn mừng đầy hiên ngang sau đó đã giúp hình ảnh Văn Thanh ghi dấu đậm nét trong lòng người hâm mộ.
Cũng bởi thế mà ngoài việc được khán giả cả nước yêu mến, ở quê nhà của mình (thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), Văn Thanh cũng trở thành một cái tên mà dân làng nhắc đến với nhiều tự hào.
Tuy nhiên có một câu chuyện diễn ra ở thời điểm năm 2008, khi Vũ Văn Thanh mới chỉ gia nhập lò HAGL được 1 năm mà người viết muốn kể lại để giúp bạn đọc phần nào hiểu thêm về "cái nôi" đã tạo đà cho một tài năng của bóng đá Việt Nam phát triển. Không đâu khác, đó chính là quê nhà của Văn Thanh với một giải đấu dành cho lứa tuổi U13.
Ngay sau chức vô địch giải Nhi đồng toàn quốc năm 2007, bốn cầu thủ nhí của U11 Hải Dương gồm Văn Anh, Văn Sơn, Văn Toàn và Văn Thanh đã được HLV Guillaume Graechen chấm và mời lên Pleiku. Tuy nhiên trước đó, để được có tên trong đội hình U11 Hải Dương dự giải toàn quốc cũng là một hành trình dài với Văn Thanh.
Mọi chuyện bắt đầu từ cuối năm 2006 khi trưởng Tiểu học Tứ Cường (Văn Thanh đang học lớp 5 tại đây) tham dự giải bóng đá các trường Tiểu học của huyện Thanh Miện. Là cầu thủ năng khiếu nhất đội, Thanh được bố trí chơi ở vị trí tiền đạo và góp công lớn giúp đội nhà giành ngôi vô địch.
Màn trình diễn ấn tượng này giúp cầu thủ sinh năm 1996 dần được chọn lên đá tại các giải cao hơn và thành quả chính là chức vô địch nhi đồng toàn quốc (Hải Dương thắng Gia Lai 4-1, Văn Thanh ghi 1 bàn trong trận chung kết).
Một chi tiết không thể không nhắc đến là việc người dân Tứ Cường vô cùng yêu bóng đá. Kể cả giải đấu cấp tiểu học mà Văn Thanh tham dự, vẫn luôn có rất đông khán giả đến theo dõi chật kín bốn đường biên.
Có lẽ cũng bởi bầu không khí sôi động của sân bóng quê nhà mà vào mùa hè 2008, tròn 1 năm sau khi trúng tuyển vào lò HAGL, khi về nghỉ hè Văn Thanh dù đã là dân "ăn tập" nhưng vẫn tham dự giải U13 cấp xã như bao đứa trẻ khác ở làng.
Phải kể thêm rằng dù chỉ là một giải đấu bóng đá mini 5 người dành cho các học sinh cấp 2 nhưng đây có thể coi như một kỳ "World Cup thu nhỏ" với người dân Tứ Cường. Thường diễn ra vào giữa tháng 7 trong điều kiện nắng nóng, nhưng chưa bao giờ sân vận động trung tâm xã không chật kín khán giả.
Thể thức thi đấu của giải cũng tương đối... chuyên nghiệp. Các đội bóng được thành lập dựa theo đội sản xuất, tổng cộng có tất cả 14 đội, chia thành 4 bảng (2 bảng 4 đội, 2 bảng 3 đội), thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn ra 2 đội nhất nhì mỗi bảng vào tứ kết. Quy mô và sự hấp dẫn của giải đấu này lớn đến nỗi các xã lân cận cũng tới để theo dõi (những nơi khác tổ chức đội bóng theo làng, giải thường chỉ có 4, 5 đội).
Người dân cũng tỏ ra vô cùng hào phóng đối với các đội bóng. Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ tất cả đổ xô về sân vận động trung tâm xã. Đội nào đá hay ngay lập tức có người rút tiền ra thưởng, thậm chí còn thưởng riêng tận tay cho từng cầu thủ nhí. Có lẽ cũng vì tâm lý "ăn thua" cao mà bản thân các cầu thủ ở mỗi đội đều rất quyết tâm để vô địch. Và nguồn cơn câu chuyện cũng bắt đầu từ đây.
Xem thêm: Vic Club
Với đám trẻ con máu ăn thua ngày đó, việc bỗng nhiên có một thằng nhóc được ăn tập đàng hoàng về đá giải làng là điều không mấy vui vẻ. Bởi ai cũng hiểu, đội bóng nào có Văn Thanh sẽ trở nên rất mạnh và không dễ gì "ăn" được.
Nhà Văn Thanh ở đội 6 thôn Gia Cốc, dự giải với tên gọi Kim Đồng. Còn với người viết, dù không tham dự giải với tư cách cầu thủ nhưng nằm trong đội ngũ huấn luyện một đội có tên Nguyễn Viết Xuân, khi đó đang giữ kỷ lục 3 năm liên tiếp vô địch xã.
Cả hai đội đều thắng áp đảo các đối thủ cho đến khi chạm mặt nhau ở bán kết. Tại đây, tâm thế từ cầu thủ đến người dẫn đội Nguyễn Viết Xuân đều thống nhất 3 điều, đó là: "chú ý thằng HAGL", "cẩn thận thằng HAGL" và "đá chết bỏ thằng HAGL đi".
Cũng bởi vậy mà ở trận đấu đó, Văn Thanh bị theo kèm vô cùng sát sao. Ai cũng hiểu với một cầu thủ có trình độ lại được đào tạo bài bản, một khoảng trống nhỏ cũng đủ để tung ra cú sút uy lực khiến khung thành đối phương chao đảo.
Trận đấu trôi dần về những phút cuối, đội Kim Đồng của Thanh vẫn bị dẫn 2-1. Nhưng đúng vào những giây cuối cùng, chính "thằng HAGL" đã vô cùng sắc sảo để tận dụng đường phản công, đánh đầu gỡ hòa 2-2. Trận đấu bước vào loạt đá penalty (7,5m) và Kim Đồng thắng 4-3.
Có lẽ việc đánh rơi chiến thắng ở phút cuối khiến những cầu thủ nhí không phục và quyết định quay ra cổ vũ cho đối thủ của Kim Đồng ở chung kết. Cả đám ngồi hò hét ồn ào cả một góc sân, kêu gọi đội bạn "đá chết bỏ thằng HAGL đi" và cuối cùng thì đội của Văn Thanh thua thật.
Một niềm vui nho nhỏ cho đám trẻ vừa mới bị soán ngôi vương bởi Văn Thanh. Cũng bởi thế mà câu nói "đá chết bỏ thằng HAGL đi" trở thành kỷ niệm khó quên đối với người viết về một thời từng đối đầu đội bóng của cầu thủ sau này làm rạng danh bóng đá nước nhà.
Còn với Văn Thanh, sau thất bại ở mùa hè 2008, năm sau cầu thủ của lò HAGL tiếp tục về tham dự giải U13 xã Tứ Cường thêm một lần nữa. Và lần này, Thanh cùng đội Kim Đồng đã có được chức vô địch.
Thời điểm hiện tại, Văn Thanh là một trong những cầu thủ có tiếng của bóng đá nước nhà, với những màn trình diễn tốt trong màu áo HAGL và các cấp ĐTQG. Đặc biệt, pha đá penalty thành công trong trận gặp U23 Qatar ở VCK U23 châu Á 2018 và dáng đứng ăn mừng đầy hiên ngang sau đó đã giúp hình ảnh Văn Thanh ghi dấu đậm nét trong lòng người hâm mộ.
Cũng bởi thế mà ngoài việc được khán giả cả nước yêu mến, ở quê nhà của mình (thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), Văn Thanh cũng trở thành một cái tên mà dân làng nhắc đến với nhiều tự hào.
Tuy nhiên có một câu chuyện diễn ra ở thời điểm năm 2008, khi Vũ Văn Thanh mới chỉ gia nhập lò HAGL được 1 năm mà người viết muốn kể lại để giúp bạn đọc phần nào hiểu thêm về "cái nôi" đã tạo đà cho một tài năng của bóng đá Việt Nam phát triển. Không đâu khác, đó chính là quê nhà của Văn Thanh với một giải đấu dành cho lứa tuổi U13.
GIẢI "WORLD CUP" CẤP XÃ
Ngay sau chức vô địch giải Nhi đồng toàn quốc năm 2007, bốn cầu thủ nhí của U11 Hải Dương gồm Văn Anh, Văn Sơn, Văn Toàn và Văn Thanh đã được HLV Guillaume Graechen chấm và mời lên Pleiku. Tuy nhiên trước đó, để được có tên trong đội hình U11 Hải Dương dự giải toàn quốc cũng là một hành trình dài với Văn Thanh.
Mọi chuyện bắt đầu từ cuối năm 2006 khi trưởng Tiểu học Tứ Cường (Văn Thanh đang học lớp 5 tại đây) tham dự giải bóng đá các trường Tiểu học của huyện Thanh Miện. Là cầu thủ năng khiếu nhất đội, Thanh được bố trí chơi ở vị trí tiền đạo và góp công lớn giúp đội nhà giành ngôi vô địch.
Màn trình diễn ấn tượng này giúp cầu thủ sinh năm 1996 dần được chọn lên đá tại các giải cao hơn và thành quả chính là chức vô địch nhi đồng toàn quốc (Hải Dương thắng Gia Lai 4-1, Văn Thanh ghi 1 bàn trong trận chung kết).
Một chi tiết không thể không nhắc đến là việc người dân Tứ Cường vô cùng yêu bóng đá. Kể cả giải đấu cấp tiểu học mà Văn Thanh tham dự, vẫn luôn có rất đông khán giả đến theo dõi chật kín bốn đường biên.
Có lẽ cũng bởi bầu không khí sôi động của sân bóng quê nhà mà vào mùa hè 2008, tròn 1 năm sau khi trúng tuyển vào lò HAGL, khi về nghỉ hè Văn Thanh dù đã là dân "ăn tập" nhưng vẫn tham dự giải U13 cấp xã như bao đứa trẻ khác ở làng.
Phải kể thêm rằng dù chỉ là một giải đấu bóng đá mini 5 người dành cho các học sinh cấp 2 nhưng đây có thể coi như một kỳ "World Cup thu nhỏ" với người dân Tứ Cường. Thường diễn ra vào giữa tháng 7 trong điều kiện nắng nóng, nhưng chưa bao giờ sân vận động trung tâm xã không chật kín khán giả.
Thể thức thi đấu của giải cũng tương đối... chuyên nghiệp. Các đội bóng được thành lập dựa theo đội sản xuất, tổng cộng có tất cả 14 đội, chia thành 4 bảng (2 bảng 4 đội, 2 bảng 3 đội), thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn ra 2 đội nhất nhì mỗi bảng vào tứ kết. Quy mô và sự hấp dẫn của giải đấu này lớn đến nỗi các xã lân cận cũng tới để theo dõi (những nơi khác tổ chức đội bóng theo làng, giải thường chỉ có 4, 5 đội).
Người dân cũng tỏ ra vô cùng hào phóng đối với các đội bóng. Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ tất cả đổ xô về sân vận động trung tâm xã. Đội nào đá hay ngay lập tức có người rút tiền ra thưởng, thậm chí còn thưởng riêng tận tay cho từng cầu thủ nhí. Có lẽ cũng vì tâm lý "ăn thua" cao mà bản thân các cầu thủ ở mỗi đội đều rất quyết tâm để vô địch. Và nguồn cơn câu chuyện cũng bắt đầu từ đây.
Xem thêm: Vic Club
"ĐÁ CHẾT BỎ THẰNG HAGL ĐI"
Với đám trẻ con máu ăn thua ngày đó, việc bỗng nhiên có một thằng nhóc được ăn tập đàng hoàng về đá giải làng là điều không mấy vui vẻ. Bởi ai cũng hiểu, đội bóng nào có Văn Thanh sẽ trở nên rất mạnh và không dễ gì "ăn" được.
Nhà Văn Thanh ở đội 6 thôn Gia Cốc, dự giải với tên gọi Kim Đồng. Còn với người viết, dù không tham dự giải với tư cách cầu thủ nhưng nằm trong đội ngũ huấn luyện một đội có tên Nguyễn Viết Xuân, khi đó đang giữ kỷ lục 3 năm liên tiếp vô địch xã.
Cả hai đội đều thắng áp đảo các đối thủ cho đến khi chạm mặt nhau ở bán kết. Tại đây, tâm thế từ cầu thủ đến người dẫn đội Nguyễn Viết Xuân đều thống nhất 3 điều, đó là: "chú ý thằng HAGL", "cẩn thận thằng HAGL" và "đá chết bỏ thằng HAGL đi".
Cũng bởi vậy mà ở trận đấu đó, Văn Thanh bị theo kèm vô cùng sát sao. Ai cũng hiểu với một cầu thủ có trình độ lại được đào tạo bài bản, một khoảng trống nhỏ cũng đủ để tung ra cú sút uy lực khiến khung thành đối phương chao đảo.
Trận đấu trôi dần về những phút cuối, đội Kim Đồng của Thanh vẫn bị dẫn 2-1. Nhưng đúng vào những giây cuối cùng, chính "thằng HAGL" đã vô cùng sắc sảo để tận dụng đường phản công, đánh đầu gỡ hòa 2-2. Trận đấu bước vào loạt đá penalty (7,5m) và Kim Đồng thắng 4-3.
Có lẽ việc đánh rơi chiến thắng ở phút cuối khiến những cầu thủ nhí không phục và quyết định quay ra cổ vũ cho đối thủ của Kim Đồng ở chung kết. Cả đám ngồi hò hét ồn ào cả một góc sân, kêu gọi đội bạn "đá chết bỏ thằng HAGL đi" và cuối cùng thì đội của Văn Thanh thua thật.
Một niềm vui nho nhỏ cho đám trẻ vừa mới bị soán ngôi vương bởi Văn Thanh. Cũng bởi thế mà câu nói "đá chết bỏ thằng HAGL đi" trở thành kỷ niệm khó quên đối với người viết về một thời từng đối đầu đội bóng của cầu thủ sau này làm rạng danh bóng đá nước nhà.
Còn với Văn Thanh, sau thất bại ở mùa hè 2008, năm sau cầu thủ của lò HAGL tiếp tục về tham dự giải U13 xã Tứ Cường thêm một lần nữa. Và lần này, Thanh cùng đội Kim Đồng đã có được chức vô địch.
Xem thêm: top 10 game danh bai doi thuong |