Ronaldo là CR7, Messi là M10. Có những cầu thủ mà mỗi khi nghe đến tên, chúng ta nghĩ ngay tới số áo họ mặc trên lưng. Nhưng điều đó không có nghĩa các cầu thủ đã mặc áo thi đấu với số và tên ngay từ những ngày đầu tiên bóng đá xuất hiện.
Những con số lạ
Cho đến tận cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, các cầu thủ vẫn ra sân thi đấu với lưng áo trắng trơn. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi trong trận giao hữu giữa Arsenal và Sheffield Wednesday hồi năm 1928. Học theo đối thủ cùng thành phố, Chelsea cũng mặc áo có đánh số thứ tự khi tiếp đón Swansea. Những trận đấu mà các cầu thủ ra sân với số áo sau lưng ngày một nhiều lên từ đó.
xem tin: https://lichworldcup2022.com/kq-hom-nay
Trận chung kết FA Cup mùa giải 1932/33 diễn ra vào ngày 29/4/1933 ghi nhận những tín hiệu đầu tiên về những số áo được đăng ký một cách có hệ thống. Cầu thủ Everton ra sân được đánh số từ 1 đến 11, còn Man City mặc áo từ 12 đến 22. Nhưng điều đó không có nghĩa Liên đoàn Bóng đá Anh tiếp nhận ngay ý tưởng cách mạng này. Mọi thứ chỉ được đưa vào quy định từ mùa giải 1939/40.
Từ nước Anh, mô hình mặc áo có số dần nhân rộng. Đến kỳ World Cup 1954 tổ chức tại Thụy Sĩ, FIFA chính thức áp dụng quy định bắt buộc các cầu thủ phải có số áo đăng ký thi đấu. Ban đầu thiết kế về phông chữ, kiểu dáng, kích cỡ số áo trên lưng cầu thủ khá đơn giản, vì phần lớn được các CLB tự thực hiện. Phải đến cuối thập niên 70, khi những tập đoàn sản xuất trang phục thể thao lấn sân sang mảng áo đấu, số áo mới dần đẹp lên.
M.U có thể là đội bóng tiên phong về cách kiếm tiền trong bóng đá hiện đại qua những chuyến du đấu, nhưng nếu xét về khía cạnh bán áo đấu, họ chỉ là những người “học mót” từ Arsenal. Trận chung kết League Cup 1993 giữa Pháo thủ và Sheffield Wednesday đã ghi nhận sự bùng nổ về doanh thu bán áo đấu, nhờ thiết kế con số đẹp mắt cùng một điểm nhấn không thể bỏ qua: Tên các cầu thủ.
Những con số lạ
Cho đến tận cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, các cầu thủ vẫn ra sân thi đấu với lưng áo trắng trơn. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi trong trận giao hữu giữa Arsenal và Sheffield Wednesday hồi năm 1928. Học theo đối thủ cùng thành phố, Chelsea cũng mặc áo có đánh số thứ tự khi tiếp đón Swansea. Những trận đấu mà các cầu thủ ra sân với số áo sau lưng ngày một nhiều lên từ đó.
xem tin: https://lichworldcup2022.com/kq-hom-nay
Trận chung kết FA Cup mùa giải 1932/33 diễn ra vào ngày 29/4/1933 ghi nhận những tín hiệu đầu tiên về những số áo được đăng ký một cách có hệ thống. Cầu thủ Everton ra sân được đánh số từ 1 đến 11, còn Man City mặc áo từ 12 đến 22. Nhưng điều đó không có nghĩa Liên đoàn Bóng đá Anh tiếp nhận ngay ý tưởng cách mạng này. Mọi thứ chỉ được đưa vào quy định từ mùa giải 1939/40.
Từ nước Anh, mô hình mặc áo có số dần nhân rộng. Đến kỳ World Cup 1954 tổ chức tại Thụy Sĩ, FIFA chính thức áp dụng quy định bắt buộc các cầu thủ phải có số áo đăng ký thi đấu. Ban đầu thiết kế về phông chữ, kiểu dáng, kích cỡ số áo trên lưng cầu thủ khá đơn giản, vì phần lớn được các CLB tự thực hiện. Phải đến cuối thập niên 70, khi những tập đoàn sản xuất trang phục thể thao lấn sân sang mảng áo đấu, số áo mới dần đẹp lên.
M.U có thể là đội bóng tiên phong về cách kiếm tiền trong bóng đá hiện đại qua những chuyến du đấu, nhưng nếu xét về khía cạnh bán áo đấu, họ chỉ là những người “học mót” từ Arsenal. Trận chung kết League Cup 1993 giữa Pháo thủ và Sheffield Wednesday đã ghi nhận sự bùng nổ về doanh thu bán áo đấu, nhờ thiết kế con số đẹp mắt cùng một điểm nhấn không thể bỏ qua: Tên các cầu thủ.