Tờ The Atheltic đã thực hiện hóa một ý tưởng độc đáo sau khi Anh thua Ý trên chấm luân lưu trong trận chung kết EURO 2020: họ đi hỏi 55 người về việc Anh vào chung kết một giải đấu lớn sau 55 năm có ý nghĩa như thế nào? Hãy thử lắng nghe chúng.
Chữa lành nỗi đau
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại thích xem bóng đá. Ngày 11/7/2018, khi Anh thua Croatia ở World Cup, tôi mất đi cổ động viên lớn nhất của đời mình, bố tôi Julian. Tự tử là tên sát nhân gớm ghiếc nhất với bất kỳ ai ở tuổi U45, và thật kỳ quặc với sự thật thảm khốc rằng đó là người mà bạn yêu” - Holly Percival, một nữ CĐV, chia sẻ.
“Cảm giác đau buồn ngập tràn tâm trí tôi mỗi lần đội Anh thi đấu giờ đã lắng xuống. Thay vào đó là những ký ức về chuyến đi Wembley với chú và anh trai tôi, đồng thời hát vang về chuyện Harry Maguire kiêu hãnh như thế nào. “Anh vào chung kết?! Thật không thể tin được! Tôi có thể nghe thấy tiếng cha tôi nói với giọng Brummie đặc sệt với nụ cười toe toét: Bóng đá về nhà” - cô kết luận.
Nader Mozakka, một công dân tị nạn chính trị ở Anh, thì vẫn còn nhớ rõ trận chung kết của Tam sư vào năm 1966: “Khi ấy tôi là một câu bé sống ở Iran. Tôi nhớ là cả gia đình đã quây quần quanh một cái đài bán dẫn để nghe trận chung kết”.
xem tin: Kết Quả Bóng Đá Hôm Nay
“Vợ tôi và tôi đã trốn sang Anh vào những năm 1980. Đất nước này đã cho tôi rất nhiều. Nó cho tôi một mái ấm. Tôi coi mình như một người Anh gốc Ba Tư. ĐT Anh là đội bóng của tôi. Vợ tôi đã bị giết trong vụ khủng bố 7/7 (London bị đánh bom liều chết vào ngày 7/7/2005, khiến 52 thường dân thiệt mạng và 700 người khác bị thương). Cô ấy luôn hỏi tôi rằng, anh yêu em hay yêu bóng đá? Tôi sẽ trêu lại cô ấy và bảo: hỏi hay quá đấy”, Mozakka nói.
Gary Devonport, một cựu quân nhân và hiện quản lý trạm cứu hỏa, phòng cháy và cứu hộ Nam Yorkshire, cũng tìm thấy một liều thuốc chữa lành nỗi đau: “Mọi người đều cần lối thoát cho cuộc sống của họ, nhưng trong một số công việc nhất định, bạn có thể cần hơn những người khác. Trong chiến dịch ở Iraq, tôi đã mất đồng đội vì những vụ đánh bom tự sát. Là lính cứu hỏa, tôi đã nhìn thấy những thứ mà bạn không hề muốn thấy”.
Chữa lành nỗi đau
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại thích xem bóng đá. Ngày 11/7/2018, khi Anh thua Croatia ở World Cup, tôi mất đi cổ động viên lớn nhất của đời mình, bố tôi Julian. Tự tử là tên sát nhân gớm ghiếc nhất với bất kỳ ai ở tuổi U45, và thật kỳ quặc với sự thật thảm khốc rằng đó là người mà bạn yêu” - Holly Percival, một nữ CĐV, chia sẻ.
“Cảm giác đau buồn ngập tràn tâm trí tôi mỗi lần đội Anh thi đấu giờ đã lắng xuống. Thay vào đó là những ký ức về chuyến đi Wembley với chú và anh trai tôi, đồng thời hát vang về chuyện Harry Maguire kiêu hãnh như thế nào. “Anh vào chung kết?! Thật không thể tin được! Tôi có thể nghe thấy tiếng cha tôi nói với giọng Brummie đặc sệt với nụ cười toe toét: Bóng đá về nhà” - cô kết luận.
Nader Mozakka, một công dân tị nạn chính trị ở Anh, thì vẫn còn nhớ rõ trận chung kết của Tam sư vào năm 1966: “Khi ấy tôi là một câu bé sống ở Iran. Tôi nhớ là cả gia đình đã quây quần quanh một cái đài bán dẫn để nghe trận chung kết”.
xem tin: Kết Quả Bóng Đá Hôm Nay
“Vợ tôi và tôi đã trốn sang Anh vào những năm 1980. Đất nước này đã cho tôi rất nhiều. Nó cho tôi một mái ấm. Tôi coi mình như một người Anh gốc Ba Tư. ĐT Anh là đội bóng của tôi. Vợ tôi đã bị giết trong vụ khủng bố 7/7 (London bị đánh bom liều chết vào ngày 7/7/2005, khiến 52 thường dân thiệt mạng và 700 người khác bị thương). Cô ấy luôn hỏi tôi rằng, anh yêu em hay yêu bóng đá? Tôi sẽ trêu lại cô ấy và bảo: hỏi hay quá đấy”, Mozakka nói.
Gary Devonport, một cựu quân nhân và hiện quản lý trạm cứu hỏa, phòng cháy và cứu hộ Nam Yorkshire, cũng tìm thấy một liều thuốc chữa lành nỗi đau: “Mọi người đều cần lối thoát cho cuộc sống của họ, nhưng trong một số công việc nhất định, bạn có thể cần hơn những người khác. Trong chiến dịch ở Iraq, tôi đã mất đồng đội vì những vụ đánh bom tự sát. Là lính cứu hỏa, tôi đã nhìn thấy những thứ mà bạn không hề muốn thấy”.