Đan Mạch đang tái hiện câu chuyện cổ tích gần 30 năm về trước tại EURO 2020. Và “tác giả” của câu chuyện cổ tích hiện tại ấy chính là HLV Kasper Hjulmand, người dẫn dắt đội bóng Scandinavia vượt qua khủng hoảng từ vụ trụy tim của Christian Eriksen để tiến xa tại giải đấu năm nay…
Từ kẻ bị xem là “ngây thơ” trong bóng đá
Hjulmand yêu bóng đá, mê vẻ đẹp của môn thể thao vua. Và khi còn là cầu thủ, ông yêu Barcelona và mê Johan Cruyff đến say đắm. Thế nhưng, sự nghiệp cầu thủ của Hjulmand đã sớm phải kết thúc ở tuổi 26 sau khi phải trải qua không dưới 9 ca phẫu thuật đầu gối. Lúc mới dừng chơi bóng, Hjulmand rất thất vọng. Ông không ngừng nghĩ tại sao ông trời lại khắc nghiệt với mình đến thế. Song cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Chỉ hai tuần sau khi treo giầy, Hjulmand trở thành HLV của đội U18 Lyngby vào năm 1998. Không chỉ trực tiếp chỉ bảo các cầu thủ trẻ về chuyên môn, Hjulmand kiêm luôn cả một nhà sư phạm để dạy dỗ họ về cách sống, lối ứng xử cả trong và ngoài sân cỏ.
8 năm sau, khi bắt đầu làm HLV trưởng của đội 1 Lyngby, Hjulmand được xem là một người lãng mạn trong bóng đá. Ở một số nước châu Âu, thuật ngữ “lãng mạn” mang một hàm ý khác. Nó gần giống với một sự xúc phạm, ám chỉ việc nhà cầm quân sinh năm 1972 này chỉ là một con mọt sách trong bóng đá, không hề biết đến thực tế dẫn dắt một đội bóng chuyên nghiệp ra sao và một HLV cần những gì để có thể quản lý các cầu thủ, các vấn đề của CLB. Nhưng với triết lý “bóng đá là con người” của mình, Hjulmand phát triển một thứ bóng đá chưa từng thấy ở Scandinavia.
xem tin; https://lichworldcup2022.com/bong-da-hom-nay
“Khi nghe một số người sử dụng rất nhiều từ đao to búa lớn, có phần mơ hồ để mô tả một phong cách bóng đá, tôi lại bật cười. Tôi không biết bóng đá ngây thơ hay lãng mạn là gì. Và cũng đừng nói với tôi về thứ bóng đá hoài nghi. Cách chơi bóng của tôi không liên quan đến bất cứ cái gọi là ngây thơ, lãng mạn nào. Chỉ đơn giản là tôi cố gắng đưa ra những ý tưởng mới tại Scandinavia, dựa trên một phong cách không phổ biến, không thịnh hành ở đất nước chúng tôi”, Hjulmand nhấn mạnh về triết lý bóng đá riêng của mình.
Từ kẻ bị xem là “ngây thơ” trong bóng đá
Hjulmand yêu bóng đá, mê vẻ đẹp của môn thể thao vua. Và khi còn là cầu thủ, ông yêu Barcelona và mê Johan Cruyff đến say đắm. Thế nhưng, sự nghiệp cầu thủ của Hjulmand đã sớm phải kết thúc ở tuổi 26 sau khi phải trải qua không dưới 9 ca phẫu thuật đầu gối. Lúc mới dừng chơi bóng, Hjulmand rất thất vọng. Ông không ngừng nghĩ tại sao ông trời lại khắc nghiệt với mình đến thế. Song cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Chỉ hai tuần sau khi treo giầy, Hjulmand trở thành HLV của đội U18 Lyngby vào năm 1998. Không chỉ trực tiếp chỉ bảo các cầu thủ trẻ về chuyên môn, Hjulmand kiêm luôn cả một nhà sư phạm để dạy dỗ họ về cách sống, lối ứng xử cả trong và ngoài sân cỏ.
8 năm sau, khi bắt đầu làm HLV trưởng của đội 1 Lyngby, Hjulmand được xem là một người lãng mạn trong bóng đá. Ở một số nước châu Âu, thuật ngữ “lãng mạn” mang một hàm ý khác. Nó gần giống với một sự xúc phạm, ám chỉ việc nhà cầm quân sinh năm 1972 này chỉ là một con mọt sách trong bóng đá, không hề biết đến thực tế dẫn dắt một đội bóng chuyên nghiệp ra sao và một HLV cần những gì để có thể quản lý các cầu thủ, các vấn đề của CLB. Nhưng với triết lý “bóng đá là con người” của mình, Hjulmand phát triển một thứ bóng đá chưa từng thấy ở Scandinavia.
xem tin; https://lichworldcup2022.com/bong-da-hom-nay
“Khi nghe một số người sử dụng rất nhiều từ đao to búa lớn, có phần mơ hồ để mô tả một phong cách bóng đá, tôi lại bật cười. Tôi không biết bóng đá ngây thơ hay lãng mạn là gì. Và cũng đừng nói với tôi về thứ bóng đá hoài nghi. Cách chơi bóng của tôi không liên quan đến bất cứ cái gọi là ngây thơ, lãng mạn nào. Chỉ đơn giản là tôi cố gắng đưa ra những ý tưởng mới tại Scandinavia, dựa trên một phong cách không phổ biến, không thịnh hành ở đất nước chúng tôi”, Hjulmand nhấn mạnh về triết lý bóng đá riêng của mình.