Mùa mưa bão đã và đang diễn ra khiến không ít gia đình đứng ngồi không yên khi tường nhà bị bong tróc, thấm dột, ẩm mốc. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục do Kiến trúc sư Phan Anh – Công ty CP Kiến trúc AD đưa ra.
Nguyên nhân tường nhà bị ẩm mốc bong tróc và nứt
Hiện nay, không ít căn hộ chung cư hay nhà độc lập xảy ra hiện tượng tường nhà bị thấm nước, bong tróc, nứt... gây không ít khó khăn cho mọi người trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân xảy ra các hiện tượng trên chủ yếu do:
- Thứ nhất, ngay từ đầu trong khâu thiết kế có không ít kiến trúc sư xem nhẹ vấn đề chống thấm cho nhà. Trong khi đó khí hậu nước ta nổi bật với đặc trưng: nắng nóng hoặc mưa bão thường diễn ra trong thời gian dài, độ ẩm không khí cao... Điều này có thể tạo nên sự co giãn, cong vênh khác nhau giữa các loại vật liệu khiến cho nước theo thời gian dài thấm vào bên trong kết cấu, ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình xây dựng.
Tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc. (Ảnh minh họa)
- Thứ hai do lựa chọn đơn vị thi công không hiểu hết những tiêu chuẩn cần thiết của việc chống thấm. Quá trình thiết kế, thi công cho đến hoàn thiện phải đồng nhất và là một chuỗi liền mạch. Bởi việc xây dựng chỉn chu, đúng kĩ thuật ngay từ đầu sẽ đảm bảo chất lượng công trình, các vật liệu chống thấm cũng sẽ phát huy được công dụng tối ưu thay vì bị thấm rồi mới xử lí.
Tường bị nứt, bong tróc. (Ảnh minh họa)
- Thứ ba là do các hạng mục công trình không được kiểm tra và bảo trì thường xuyên. Do vậy, bất cứ công trình nào cũng cần kiểm tra định kì để kịp thời xử lí các hiện tượng bất thường. Tránh để quá lâu mới xử lí gây khó khăn cho bên thi công sửa chữa và tốn kém cho chủ nhà.
- Thứ tư: Khác với sàn nhà bị thấm chủ yếu do đường ống nước bị thủng hoặc phòng vệ sinh không đảm bảo độ chênh cốt cần thiết so với các phòng khác... Tường nhà bị thấm lại do lớp vữa bên ngoài không có độ bám dính nhất định với gạch. Hay cao hơn là đơn vị thi công không đảm bảo kĩ thuật cốt thép cần thiết khiến không đủ thép neo tường, gạch bị xây lệch, các góc nhà không được trát miết hồ kĩ...
Trên đây chỉ là những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra hiện tượng thấm dột, bong tróc và nứt tường nhà. Bởi đối với mỗi trường hợp cần xem xét rất kĩ tất cả các nguyên nhân mới có thể đưa ra hướng xử lí chính xác và hiệu quả nhất.
Giải pháp xử lý
- Tường nhà bị ẩm mốc
Nếu tường mới bị ẩm mốc, diện tích không nhiều thì việc xử lí đơn giản hơn. Có thể dùng bàn chải đánh sạch những vết mốc, nên sử dụng nước tẩy để vết mốc hết hẳn. Sau đó đợi tường nhà khô, lăn sơn chống thấm chống ẩm lại một lần mới lăn lại sơn màu.
Đối với trường hợp vết mốc đã nhiều, đậm màu thì cần xử lí bên trong bằng cách đục lớp vữa cũ. Rồi sử dụng xi măng và vật liệu chống thấm như keo chống thấm để trát lại. Sau đó để khô từ 5 đến 8 ngày mới sơn một lớp chống thấm. Cuối cùng là sơn màu cho đồng bộ với ngôi nhà.
Hiện nay đã có chống thấm tinh thể thẩm thấu với rất nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng tương tác với hơi nước ẩm, trám lành các vết nứt mỏng nhanh, chống thấm được nhiều chiều... Bên cạnh đó, công nghệ mới của vật liệu chống thấm này lại dễ sử dụng, chỉ cần trộn chung với vữa, bê tông hoặc quét ngay lên bề mặt bê tông đều được. Đây cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cho tường nhà bị ẩm mốc nặng hoặc nứt nhẹ.
- Tường nhà bị bong tróc và nứt
Hiện tượng tường nhà bong tróc và nứt đòi hỏi thời gian và kĩ thuật xử lí phức tạp hơn. Đối với những vết nứt nhỏ như hình chân chim hoặc to hơn một chút, nguyên nhân có thể do vữa trộn không đúng cách, quét xi măng khi tường trát chưa khô, hoặc quét xong bị nắng kéo dài... Cách này nên xử lí bằng cách đục hết lớp vữa ở vết nứt và xung quanh vết nứt. Sau đó sử dụng lớp vữa đảm bảo đúng chất lượng với tỉ lệ xi măng, cát mịn theo tiêu chuẩn trát lại. Đợi khoảng 10 ngày cho lớp vữa khô hẳn mới lăn sơn chống thấm và sơn màu.
Đối với những vết nứt sâu phức tạp được xác định do cốt thép, vật liệu bị co, giãn nở vì thời tiết tác động hay không sử dụng các biện pháp chống thấm trước đó thì việc đục lớp vữa cũ và trát lại chỉ là giải pháp tạm thời. Trong trường hợp này chủ nhà nên tìm đến đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp để được tư vấn xử lí. Vết nứt càng nhỏ xử lí càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nên khi bắt đầu xuất hiện các vết nứt nhỏ chủ nhà cần lưu tâm và xử lí kịp thời.
Nguyên nhân tường nhà bị ẩm mốc bong tróc và nứt
Hiện nay, không ít căn hộ chung cư hay nhà độc lập xảy ra hiện tượng tường nhà bị thấm nước, bong tróc, nứt... gây không ít khó khăn cho mọi người trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân xảy ra các hiện tượng trên chủ yếu do:
- Thứ nhất, ngay từ đầu trong khâu thiết kế có không ít kiến trúc sư xem nhẹ vấn đề chống thấm cho nhà. Trong khi đó khí hậu nước ta nổi bật với đặc trưng: nắng nóng hoặc mưa bão thường diễn ra trong thời gian dài, độ ẩm không khí cao... Điều này có thể tạo nên sự co giãn, cong vênh khác nhau giữa các loại vật liệu khiến cho nước theo thời gian dài thấm vào bên trong kết cấu, ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình xây dựng.
Tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc. (Ảnh minh họa)
- Thứ hai do lựa chọn đơn vị thi công không hiểu hết những tiêu chuẩn cần thiết của việc chống thấm. Quá trình thiết kế, thi công cho đến hoàn thiện phải đồng nhất và là một chuỗi liền mạch. Bởi việc xây dựng chỉn chu, đúng kĩ thuật ngay từ đầu sẽ đảm bảo chất lượng công trình, các vật liệu chống thấm cũng sẽ phát huy được công dụng tối ưu thay vì bị thấm rồi mới xử lí.
Tường bị nứt, bong tróc. (Ảnh minh họa)
- Thứ ba là do các hạng mục công trình không được kiểm tra và bảo trì thường xuyên. Do vậy, bất cứ công trình nào cũng cần kiểm tra định kì để kịp thời xử lí các hiện tượng bất thường. Tránh để quá lâu mới xử lí gây khó khăn cho bên thi công sửa chữa và tốn kém cho chủ nhà.
- Thứ tư: Khác với sàn nhà bị thấm chủ yếu do đường ống nước bị thủng hoặc phòng vệ sinh không đảm bảo độ chênh cốt cần thiết so với các phòng khác... Tường nhà bị thấm lại do lớp vữa bên ngoài không có độ bám dính nhất định với gạch. Hay cao hơn là đơn vị thi công không đảm bảo kĩ thuật cốt thép cần thiết khiến không đủ thép neo tường, gạch bị xây lệch, các góc nhà không được trát miết hồ kĩ...
Trên đây chỉ là những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra hiện tượng thấm dột, bong tróc và nứt tường nhà. Bởi đối với mỗi trường hợp cần xem xét rất kĩ tất cả các nguyên nhân mới có thể đưa ra hướng xử lí chính xác và hiệu quả nhất.
Giải pháp xử lý
- Tường nhà bị ẩm mốc
Nếu tường mới bị ẩm mốc, diện tích không nhiều thì việc xử lí đơn giản hơn. Có thể dùng bàn chải đánh sạch những vết mốc, nên sử dụng nước tẩy để vết mốc hết hẳn. Sau đó đợi tường nhà khô, lăn sơn chống thấm chống ẩm lại một lần mới lăn lại sơn màu.
Đối với trường hợp vết mốc đã nhiều, đậm màu thì cần xử lí bên trong bằng cách đục lớp vữa cũ. Rồi sử dụng xi măng và vật liệu chống thấm như keo chống thấm để trát lại. Sau đó để khô từ 5 đến 8 ngày mới sơn một lớp chống thấm. Cuối cùng là sơn màu cho đồng bộ với ngôi nhà.
Hiện nay đã có chống thấm tinh thể thẩm thấu với rất nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng tương tác với hơi nước ẩm, trám lành các vết nứt mỏng nhanh, chống thấm được nhiều chiều... Bên cạnh đó, công nghệ mới của vật liệu chống thấm này lại dễ sử dụng, chỉ cần trộn chung với vữa, bê tông hoặc quét ngay lên bề mặt bê tông đều được. Đây cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cho tường nhà bị ẩm mốc nặng hoặc nứt nhẹ.
- Tường nhà bị bong tróc và nứt
Hiện tượng tường nhà bong tróc và nứt đòi hỏi thời gian và kĩ thuật xử lí phức tạp hơn. Đối với những vết nứt nhỏ như hình chân chim hoặc to hơn một chút, nguyên nhân có thể do vữa trộn không đúng cách, quét xi măng khi tường trát chưa khô, hoặc quét xong bị nắng kéo dài... Cách này nên xử lí bằng cách đục hết lớp vữa ở vết nứt và xung quanh vết nứt. Sau đó sử dụng lớp vữa đảm bảo đúng chất lượng với tỉ lệ xi măng, cát mịn theo tiêu chuẩn trát lại. Đợi khoảng 10 ngày cho lớp vữa khô hẳn mới lăn sơn chống thấm và sơn màu.
Đối với những vết nứt sâu phức tạp được xác định do cốt thép, vật liệu bị co, giãn nở vì thời tiết tác động hay không sử dụng các biện pháp chống thấm trước đó thì việc đục lớp vữa cũ và trát lại chỉ là giải pháp tạm thời. Trong trường hợp này chủ nhà nên tìm đến đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp để được tư vấn xử lí. Vết nứt càng nhỏ xử lí càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nên khi bắt đầu xuất hiện các vết nứt nhỏ chủ nhà cần lưu tâm và xử lí kịp thời.